Robert Prevost, tân Giáo hoàng Leo thứ 14, là ai?

Share:
robert prevost

 

Robert Prevost, 69 tuổi, sẽ là vị Giáo hoàng thứ 267 ngồi trên ngai Thánh Phêrô, và ông sẽ lấy danh hiệu là Leo XIV. Ông là người Mỹ đầu tiên giữ vai trò Giáo hoàng, mặc dù ông cũng được xem là một hồng y gắn bó sâu sắc với khu vực châu Mỹ Latinh vì nhiều năm hoạt động truyền giáo tại Peru, trước khi trở thành giám mục ở đó.

Sinh ra tại Chicago năm 1955 trong một gia đình có gốc Tây Ban Nha và Pháp – Ý, Prevost từng là một lễ sinh và được thụ phong linh mục vào năm 1982. Dù chuyển đến Peru ba năm sau đó, ông vẫn thường xuyên trở về Hoa Kỳ để phục vụ với vai trò cha xứbề trên tại quê nhà. Ông mang quốc tịch Peru và được nhiều người nhớ đến như một người gắn bó với cộng đồng bị thiệt thòi, không có tiếng nóixây dựng các cầu nối giữa những nhóm người và tầng lớp khác nhau trong xã hội.
Ông đã có 10 năm làm cha xứ địa phươnggiảng viên tại một chủng viện ở Trujillo, phía tây bắc Peru.

Người Mỹ đầu tiên được bầu làm Giáo hoàng

  • Toàn văn bài phát biểu đầu tiên của Giáo hoàng Leo XIV
  • Bài phát biểu công khai đầu tiên của Giáo hoàng Leo từ ban công Vatican – xem đầy đủ
  • Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi việc bầu chọn Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên là “vinh dự lớn lao”

Trong những lời đầu tiên với tư cách Giáo hoàng, Leo XIV đã bày tỏ sự yêu mến đối với người tiền nhiệm, Giáo hoàng Phanxicô:
“Chúng ta vẫn còn nghe vang trong tai giọng nói yếu ớt nhưng luôn dũng cảm của Giáo hoàng Phanxicô khi ngài ban phước lành cho chúng ta,” ông nói. “Đoàn kết và nắm tay nhau cùng Thiên Chúa, chúng ta hãy tiến bước cùng nhau,” ông nói với đám đông đang hân hoan.

Ông cũng nhắc đến vai trò của mình trong Dòng Augustinô (là một dòng tu Công giáo nam giới, được đặt theo tên Thánh Augustinô thành Hippo – một trong những vị thánh và nhà thần học vĩ đại nhất trong lịch sử Kitô giáo). Khi mới 30 tuổi, ông đã chuyển đến Peru như một phần của sứ vụ Dòng Augustinô. Năm 2014, Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm ông làm Giám mục Chiclayo tại Peru.

**Hồng y Prevost chia sẻ một khoảnh khắc yên lặng với Giáo hoàng Phanxicô (phải) vào tháng 2 năm 2025.**

Hồng y Prevost chia sẻ một khoảnh khắc yên lặng với Giáo hoàng Phanxicô (phải) vào tháng 2 năm 2025.

Ông được các hồng y biết đến rộng rãi vì giữ vai trò nổi bật là Tổng trưởng Bộ Giám mục tại Châu Mỹ Latinh, cơ quan có nhiệm vụ chọn lựa và giám sát các giám mục. Ông trở thành Tổng Giám mục vào tháng 1 năm 2023, và chỉ vài tháng sau đó, Phanxicô đã phong ông làm hồng y. 80% hồng y tham gia mật nghị do Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm, việc một người như Prevost được bầu không phải là điều đáng ngạc nhiên.

Quan điểm của Tân Giáo hoàng Leo XIV là gì?

Sự chú ý ban đầu sẽ đổ dồn vào những phát biểu của Leo XIV để xem liệu ông có tiếp tục các cải cách của người tiền nhiệm trong Giáo hội Công giáo Rôma hay không. Prevost được cho là chia sẻ quan điểm của Phanxicô về người di cư, người nghèo và môi trường.

Một người bạn từng ở chung phòng với ông, Linh mục John Lydon, mô tả Prevost về ông là một người “hòa đồng”, “bình dị”“rất quan tâm đến người nghèo”. Nói về xuất thân cá nhân, Prevost chia sẻ với đài truyền hình Rai (một đài truyền hình nước Ý) trước khi được bầu: “Tôi sinh ra tại Hoa Kỳ… Nhưng ông bà tôi đều là người nhập cư, người Pháp, người Tây Ban Nha… Tôi lớn lên trong một gia đình Công giáo rất sùng đạo, cả cha và mẹ tôi đều tham gia tích cực vào giáo xứ,” ông nói.

Dù là người Mỹ, và hoàn toàn nhận thức được những chia rẽ trong Giáo hội Công giáo, nhưng gốc gác châu Mỹ Latinh cũng giúp ông kế thừa tính liên tục sau một vị Giáo hoàng đến từ Argentina. Vatican mô tả ông là Giáo hoàng thứ hai đến từ châu Mỹ, và là Giáo hoàng đầu tiên thuộc Dòng Augustinô. Trong thời gian ở Peru, ông không tránh khỏi những vụ bê bối lạm dụng tình dục đã làm hoen ố Giáo hội, mặc dù giáo phận của ông kiên quyết phủ nhận ông có liên quan đến bất kỳ hành vi che giấu nào.

Phát ngôn viên Vatican Matteo Bruni cho biết trong các cuộc họp của Hồng y đoàn trước mật nghị, các thành viên đã nhấn mạnh nhu cầu về một Giáo hoàng có “tinh thần ngôn sứ”, có khả năng dẫn dắt một Giáo hội không khép mình lại, mà biết bước ra và mang ánh sáng đến một thế giới đầy tuyệt vọng.

Robert Prevost trong lễ bổ nhiệm Hồng y tại Vatican.

Robert Prevost – Tân Giáo hoàng Leo XIV

Việc chọn cái tên Leo được cho là thể hiện cam kết với các vấn đề xã hội năng động, theo các chuyên gia.
Giáo hoàng Leo đầu tiên, người qua đời năm 461, từng gặp Attila người Hung và thuyết phục ông không tấn công Rôma.
Giáo hoàng Leo gần nhất (Leo XIII) trị vì từ năm 1878 đến 1903 và từng viết thông điệp quan trọng về quyền lợi người lao động.

Cựu Tổng Giám mục Boston Seán Patrick O’Malley viết trên blog rằng Tân Giáo hoàng đã chọn một cái tên gắn liền với di sản công lý xã hội của Giáo hoàng Leo XIII, người từng là Giáo hoàng vào thời điểm thế giới có biến động lớn – cách mạng công nghiệp, sự trỗi dậy của chủ nghĩa Marx, và làn sóng nhập cư lan rộng.

Quan điểm của Giáo hoàng mới về LGBT hiện chưa rõ ràng, nhưng một số nhóm, bao gồm một số hồng y bảo thủ, cho rằng ông có thể ít ủng hộ hơn so với Phanxicô. Leo XIV đã ủng hộ tuyên bố của Phanxicô cho phép ban phép lành cho các cặp đồng giới và những người trong “tình huống không hợp lệ”, mặc dù ông nhấn mạnh rằng các giám mục phải diễn giải những chỉ dẫn đó theo bối cảnh và văn hóa địa phương.

Phát biểu năm ngoái về biến đổi khí hậu, Prevost nói đã đến lúc “chuyển từ lời nói sang hành động”.
“Quyền thống trị thiên nhiên” không nên trở thành “chuyên chế”, ông nói. Ông kêu gọi nhân loại xây dựng một “mối quan hệ tương hỗ” với môi trường. Ông cũng đề cập đến cam kết bảo vệ môi trường của Vatican, bao gồm lắp đặt pin mặt trời ở Rôma và chuyển sang xe điện.

Ông ủng hộ quyết định của Giáo hoàng Phanxicô cho phép phụ nữ tham gia Dicastery for Bishops, lần đầu tiên trao cho họ quyền tham vấn trong việc bổ nhiệm giám mục.

“Trong nhiều dịp, chúng tôi thấy quan điểm của họ là một sự làm giàu,” ông nói với Vatican News năm 2023. Năm 2024, ông nói với Catholic News Service rằng sự hiện diện của phụ nữ “đóng góp đáng kể cho quá trình phân định nhằm tìm ra những ứng viên tốt nhất để phục vụ Giáo hội trong vai trò giám mục.”

 

Share: